Gần đây, sự thay đổi của thời tiết cũng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố cân bằng nội môi trong cơ thể, bao gồm kết tủa muối, độ nhớt của máu, nồng độ của một số chất trung gian, thay đổi hoạt động vận mạch … Những vấn đề này có thể gây căng cứng cơ và khớp, khó cử động và kèm theo các cơn đau nhức xương khớp.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng căng cơ, cứng khớp?
Căng cơ, cứng khớp có thể gây đau và cản trở nhiều hoạt động hàng ngày. Các nguyên nhân gây căng cơ và cứng khớp được các chuyên gia xác định bao gồm:
- Thiếu ngủ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất đối với những người thường ngủ ít hơn giờ giấc bình thường từ 2 đến 3 giờ.
- Thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính: Điều này có thể gây căng cơ cổ và lưng.
- Đi bộ, ngồi hoặc nằm sai tư thế trong thời gian dài.
- Vận động quá sức trong một số bài tập kéo căng cơ như tennis, cầu lông, chèo thuyền, bóng chày…
Xoa bóp giãn cơ giúp điều trị đau cơ xương khớp hiệu quả
Đau cơ, xương khớp nằm trong phạm vi chứng tý, nghĩa là tắc nghẽn, trong quan niệm của Đông Y. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, bấm huyệt, xoa bóp giãn cơ cũng có thể cải thiện các triệu chứng, đồng thời giúp phòng ngừa và điều trị một số bệnh liên quan đến cơ xương khớp hiệu quả.
Nguyên lý của liệu pháp xoa bóp dựa trên tác động đến các mô cơ thể, từ đó thúc đẩy sự linh hoạt và giảm căng thẳng. Liệu pháp này đã được cả y học cổ truyền và hiện đại áp dụng và đã được chứng minh là có hiệu quả đối với các trường hợp:
- Đau mỏi cơ bắp.
- Các cơn đau xuất phát từ chấn thương lưng.
- Đau nhức toàn thân.
- Tình trạng mệt mỏi, đau, buồn nôn và nôn mửa, chứng lo âu…, ở bệnh nhân bị ung thư.
Ngoài ra, điều trị đau nhức cơ xương khớp đã được phát hiện có hiệu quả ở trẻ nhẹ cân, ngăn ngừa một số tổn thương đối với bộ phận sinh dục của mẹ đồng thời giảm nguy cơ táo bón và kiểm soát chứng hen suyễn nếu có.
Học cách xoa bóp khi cơ bị căng cứng giúp giảm đau nhiều nơi
Massage vùng mặt và đầu
Bắt đầu ở tư thế ngồi thẳng lưng và xoa nhanh và mạnh tay cho đến khi bạn cảm thấy nóng.
Sau đó, ngửa đầu ra sau và đặt hai tay lên vùng cằm dưới mắt, xoa dần từ dưới cằm lên đỉnh đầu rồi xuống gáy, xoa hai bên cổ rồi trở lại vị trí phần cằm ban đầu.
Bạn cần lặp lại động tác xoa bóp trên khoảng 10 đến 20 lần mỗi buổi, 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Cách xoa bóp khi vùng vai và ngực bị căng cơ
Đầu tiên, bạn hãy giữ tư thế ngồi thẳng lưng, vòng tay ra sau lưng, tìm và xác định vị trí huyệt huyệt đại chùy ở bên dưới vị trí thứ 7 của gai đốt sống cổ.
Bắt đầu xoa điểm này, dần dần từ dưới lên trên đến vai, vào cổ, sau đó di chuyển xuống vị trí trên ngực đối diện với huyệt đại chùy.
Lặp lại động tác xoa bóp ngực và vai này khoảng 10 đến 20 lần trong mỗi lần điều trị.
Xoa bóp giãn cơ áp dụng cho chi trên phần ngoài và trong
Bạn ngồi thẳng lưng và xoa bóp từ ngoài vùng vai, dần dần xuống cánh tay, cẳng tay và cuối cùng là bàn tay.
Khi xoa đến bàn tay bạn cần xoa đều mặt ngoài rồi xoa bóp mặt trong của bàn tay, từ đây, di chuyển ngược lên cẳng tay, canh tay và vai.
Bạn nên xoa bóp tương tự như thao tác trên khoảng 10 đến 20 lần mỗi tay.
Hướng dẫn xoa bóp chi dưới
Đầu tiên, bạn đặt hai tay trên đùi và tiến hành xoa bóp dần xuống trước đùi, cẳng chân và cuối cùng là mắt cá. Trong quá trình này, bạn từ từ đưa chân lên cao.
Sau khi xoa bóp cẳng chân, bạn tiếp tục vòng hai tay về đằng sau của cổ chân xoa bóp từ dưới lên tới phần đùi. Lúc này, bạn dần dần hạ phần chân xuống.
Bạn cần lặp lại các thao tác này khoảng 10 đến 20 lần mỗi chân.
Làm thế nào để xoa bóp bàn chân?
Nhiều huyệt đạo quan trọng tập trung ở bàn chân. Xoa bóp bàn chân đúng cách không chỉ giúp giảm đau nhức vùng này mà còn giúp tinh thần sảng khoái hơn.
Đầu tiên, bạn xoa lòng bàn chân, có thể ma sát hai lòng bàn chân với nhau từ 10 đến 20 lần đến khi cảm giác nóng dần lên.
Sau đó, bạn dùng tay xoa phía trong của bàn chân và xoa dần ra bên ngoài mu bàn chân.
Với mỗi chu trình xoa bóp như trên được tính là một lần. Bạn hãy thực hiện khoảng 10 đến 20 lần cho mỗi bàn chân.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bấm và day ấn huyệt dũng tuyền của bàn chân. Để xác định được vị trí huyệt, bạn chỉ cần co bàn chân và ngón chân, khi đó, vùng lõm xuống ở khoảng 1⁄3 gan bàn chân trước chính là vị trí huyệt.
Xoa bóp giãn cơ giúp giảm đau vùng vai gáy
Đầu tiên, bạn hãy ma sát hai bàn tay vào vùng cổ đến khi cảm giác ấm nóng hơn. Sau đó, bạn nắn bóp dần vùng cơ quanh cột sống cổ và vai cho đến khi vùng da hơi ửng đỏ là đạt.
Trong thời gian này, bạn hãy chú ý day nhấn điểm đau trong khoảng 1 phút. Cuối cùng, bạn tiến hành kiểm tra cơ quanh bả vai có dấu hiệu co cứng không, nếu có, hãy day nhẹ đến khi cơ thư giãn hoàn toàn.
Kết hợp dầu xoa bóp giãn cơ để tăng hiệu quả điều trị
Bên cạnh học cách xoa bóp khi bị căng cơ, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại dầu xoa bóp giãn cơ dạng gel hoặc dạng kem ngoài da để gia tăng hiệu quả trị liệu.
Dầu xoa bóp hiệu quả trong việc giảm đau, nhức mỏi chân tay, bong gân, các vết thâm tím…, dùng rất tốt cho các trường hợp chơi thể thao, những người thường xuyên làm việc nặng nhọc, người già, người bị đau khớp…
Nên sử dụng sản phẩm này trước và sau khi tập thể dục để giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và làm giãn mạch, từ đó giúp giảm tình trạng căng cứng cơ, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sau những mệt mỏi và chấn thương do tập luyện.
Một số loại dầu xoa bóp rất được ưa chuộng hiện nay là:
- Dầu nóng của Hàn Quốc, hiệu Antiphlamine.
- Dầu xoa bóp Starbalm Massage Oil của Netherlands
- Thuốc xoa bóp giãn cơ Ammeltz Yoko Yoko của Nhật Bản.
Có thể nói, liệu pháp điều trị xoa bóp giãn cơ đã dần trở nên phổ biến bởi tính hiệu quả và an toàn cao. Kết hợp dầu xoa bóp vào quá trình điều trị sẽ giúp bạn tăng tốc độ phục hồi sau chấn thương, giảm tình trạng căng cứng cơ hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp tại nhà để cải thiện tình trạng đau nhức do căng, cứng cơ.